Sở Thông tin và truyền thông Thanh Hóa

Hội nghị Ban chỉ đạo thực hiện Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp

Hội nghị Ban chỉ đạo thực hiện Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp

Ngày 16/5/20195, Ban chỉ đạo Đề án Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (GĐTP) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (gọi tắt là Đề án 250) đã tổ chức hội nghị đánh giá việc triển khai, thực hiện Đề án và tham gia ý kiến dự thảo quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo, tổ thư ký Tại Hội nghị, các đại biểu đã tham gia góp ý vào Dự thảo Báo cáo của Ban chỉ đạo, Dự thảo Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo và Tổ thư ký Ban chỉ đạo Đề án, các ý kiến đánh giá về hoạt động quản lý nhà nước về GĐTP và công tác triển khai, thực hiện Kế hoạch của tỉnh về “Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp”. Báo cáo của Ban chỉ đạo đã nêu lên những kết quả đạt được của công tác Quản lý nhà nước về GĐTP trong thời gian qua như: Công tác triển khai, tổ chức thi hành Luật GĐTP và Đề án 250 đã được tiến hành kịp thời từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về ý nghĩa, vai trò của công tác GĐTP, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống các quy định về GĐTP ở các lĩnh vực. Công tác trưng cầu, yêu cầu giám định đã đáp ứng kịp thời cho hoạt động GĐTP thuộc các lĩnh vực và các cơ quan trưng cầu giám định, chưa có trường hợp nào sai sót liên quan đến quy trình giám định cũng như việc áp dụng bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên… Công tác phối hợp giữa các cơ quan tố tụng và giữa các cơ quan tố tụng với các tổ chức giám định tương đối chặt chẽ, tạo điều kiện cho các tổ chức giám định và giám định viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, kịp thời đáp ứng các trưng cầu giám định của các cơ quan tiến hành tố tụng, góp phần tích cực vào việc đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các tổ chức, cá nhân.
Về tổ chức, củng cố, kiện toàn và phát triển đội ngũ người GĐTP cũng được thực hiện theo đúng quy định; hiện trên địa bàn tỉnh có 2 tổ chức GĐTP công lập, gồm: Trung tâm Pháp y trực thuộc Sở Y tế và Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh; có 69 giám định viên tư pháp, trong đó có 62 giám định viên tư pháp và 7 người GĐTP theo vụ việc. Tất cả các giám định viên tư pháp được bổ nhiệm đều có trình độ đại học trở lên, đối với giám định viên pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ giám định trước khi được bổ nhiệm, nhiều giám định viên tư pháp có trình độ sau đại học….   Bên cạnh kết quả đạt được, thảo luận taị Hội nghị, các thành viên trong ban chỉ đạo thực hiện Đề án 250 tỉnh cũng đã chỉ ra một số tồn tại cần khắc phục để công tác GĐTP trong thời gian tới đạt kết quả tốt hơn trong việc kịp thời đáp ứng các trưng cầu giám định của các cơ quan tiến hành tố tụng, đảm bảo hoạt động điều tra, truy tố, xét xử được chính xác, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Các tin liên quan
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TƯ PHÁP TỈNH THANH HÓA

Bản quyền sử dụng: Sở Tư pháp Thanh Hóa

Địa chỉ: 34 Đại lộ Lê Lợi, Thành phố Thanh Hoá

ĐT: 02373.852.763; Fax: 02373.751.584

Chịu trách nhiệm: Ông Bùi Đình Sơn – Giám đốc Sở Tư Pháp

Website được thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Thanh Hóa