Sở Thông tin và truyền thông Thanh Hóa
Các phòng chuyên môn

Chức năng nhiệm vụ của các phòng, đơn vị thuộc Sở.

1. Văn phòng :

Giúp Giám đốc Sở thực hiện các nhiệm vụ công tác:

– Xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác dài hạn, 5 năm, hàng năm của Sở, ngành và làm đầu mối phối hợp, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện;

– Quan hệ đối nội, đối ngoại;

– Tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn phòng, tổng hợp, quản trị công sở; quản lý tài chính, tài sản của cơ quan;

– Công tác tổ chức, cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ của Sở Tư­ pháp, của ngành theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh;

– Công tác đào tạo, bồi dư­ỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tư­ pháp ở địa ph­ương;

– Thực hiện chính sách lao động, tiền l­ương, chế độ bảo hiểm xã hội và các chính sách, chế độ khác theo quy định của nhà n­ước đối với CBCCVC thuộc phạm vi quản lý của Sở;

– Công tác cải cách hành chính;

– Công tác xây dựng cơ sở và thực hiện Quy chế dân chủ;

– Công tác thi đua, khen thưởng;

– Công tác vì sự tiến bộ phụ nữ;

– Công tác thông tin, và chế độ báo cáo theo quy định;

– Các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.

2. Thanh tra:

Giúp Giám đốc Sở thực hiện các nhiệm vụ công tác:

– Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp;

– Thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật.

– Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động tư­ pháp;

– Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

– Thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật;

– Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ những quy định trái pháp luật được phát hiện qua công tác thanh tra.

– H­ướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc Sở thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo;

– Tổng hợp báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham những thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Tư pháp;

– Công táctiếp dân;

– Các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.

3. Phòng Xây dựng văn bản:

Giúp Giám đốc Sở thực hiện các nhiệm vụ công tác:

– Dự thảo, trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành các Quyết định, Chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền trong lĩnh vực công tác tư­ pháp ở địa ph­ương; các dự thảo kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm và các đề án, dự án, chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước, cải cách tư pháp, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Tư pháp;

– Phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt, điều chỉnh ch­ương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh; phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính lập dự thảo Dự kiến chương trình xây dựng Nghị quyết của HĐND tỉnh để UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật.

– Phối hợp soạn thảo các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của UBND tỉnh do các cơ quan chuyên môn khác của UBND tỉnh chủ trì soạn thảo;

– Thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành theo quy định của pháp luật;

– Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh và Bộ Tư­ pháp.

– H­ướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cho cán bộ chính quyền và cán bộ t­ư pháp trong tỉnh;

– Các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.

4. Phòng Kiểm tra và theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật:

Giúp Giám đốc Sở thực hiện các nhiệm vụ công tác:

– Giúp UBND tỉnh kiểm tra văn bản do UBND tỉnh ban hành;

– Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND cấp huyện; hướng dẫn cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và kiểm tra văn bản QPPL của HĐND và UBND cấp xã theo quy định của pháp luật;

– Kiểm tra, đôn đốc thực hiện các biện pháp xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định của pháp luật;

– Tổ chức thực hiện việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND cấp tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật đối với UBND cấp huyện, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh;

– Theo dõi chung tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh;

– Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về theo dõi thi hành pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý đối với cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện;

– Tổng hợp, báo cáo tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật trong tỉnh và kiến nghị các biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thi hành văn bản quy phạm pháp luật với UBND tỉnh và Bộ Tư pháp.

– Các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.

5. Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật:

Giúp Giám đốc Sở thực hiện các nhiệm vụ công tác:

– Xây dựng và tổ chức thực hiện các chư­ơng trình, kế hoạch, đề án phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương sau khi được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt;

– Thực hiện nhiệm vụ của Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh;

– Xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật ở địa ph­ương;

– Biên soạn, phát hành các tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;

– Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp;

– Xây dựng kế hoạch để tổ chức các cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật theo kế hoạch của trung ­ương, của tỉnh, của ngành;

– H­ướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở xã, ph­ường, thị trấn, thôn, bản và các cơ quan, đơn vị khác ở địa phư­ơng theo quy định của pháp luật;

– Phối hợp với các sở, ngành có liên quan giúp UBND tỉnh hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương ­ước, quy ­ước của thôn, làng, bản, cụm dân cư, tổ dân phố, khu phố…trong tỉnh phù hợp với quy định của pháp luật;

– H­ướng dẫn, kiểm tra công tác hoà giải ở cơ sở;

– Các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.

6. Phòng Hành chính tư­ pháp:

Giúp Giám đốc Sở thực hiện các nhiệm vụ công tác:

– Chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đối với Phòng Tư pháp cấp huyện và công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã;

– Xây dựng hệ thống tổ chức đăng ký và quản lý hộ tịch, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác hộ tịch;

– Giải quyết các việc về hộ tịch, con nuôi có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

– Thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết các việc về hộ tịch, nuôi con nuôi thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;

– Đề nghị Ủy ban nhân cấp tỉnh quyết định việc thu hồi, hủy bỏ những giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trái với quy định của pháp luật;

– Quản lý, sử dụng, lưu trữ các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định pháp luật; cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch;

– Cấp Phiếu lý lịch tư pháp, quản lý, lưu trữ hồ sơ lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật;

– Thụ lý, thẩm tra hồ sơ các việc về quốc tịch, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, đề xuất hoặc giải quyết theo thẩm quyền; quản lý, lưu trữ các hồ sơ về quốc tịch.

– H­ướng dẫn, kiểm tra công tác đăng ký và quản lý hộ tịch thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện, cấp xã;

– Hướng dẫn, kiểm tra, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và công chức Tư pháp – Hộ tịch thuộc UBND cấp xã về công tác chứng thực theo quy định của pháp luật;

– Các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Tư pháp giao.

7. Phòng Bổ trợ tư pháp:

Giúp Giám đốc Sở thực hiện các nhiệm vụ công tác:

– Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, đề án phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở địa phương sau khi được UBND tỉnh phê duyệt;

– Hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức, hoạt động của các Phòng công chứng và Văn phòng công chứng ở địa phương;

– Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập, thu hồi quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng; cấp, thu hồi giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng;

– Thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập, giải thể, phê duyệt Điều lệ Đoàn luật sư;

– Cấp, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề Luật sư, Trung tâm tư vấn pháp luật, Giấy chứng nhận Tư vấn viên pháp luật;

– Cung cấp thông tin về việc đăng ký hoạt động của Văn phòng Luật sư, Công ty Luật cho cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật; yêu cầu tổ chức hành nghề luật sư báo cáo về tình hình hoạt động khi cần thiết;

– Tổ chức thực hiện quy hoạch, đề án phát triển tổ chức hành nghề luật sư ở địa phương sau khi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;

– Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn pháp luật; hỗ trợ tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các tư vấn viên pháp luật;

– Hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức và hoạt động của Đoàn Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư và Trung tâm tư vấn pháp luật theo thẩm quyền.

– Quản lý, hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Trung tâm và Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, hoạt động tham gia trợ giúp pháp lý của các Văn phòng Luật sư, Công ty luật, Trung tâm tư vấn pháp luật; cấp, thay đổi, thu hồi Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý của Văn phòng Luật sư, Công ty luật và Trung tâm tư vấn pháp luật; Quyết định công nhậntổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các đối tượng thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi tỉnh.

– Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển tổ chức bán đấu giá ở địa phương sau khi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; kiểm tra, thanh tra về tổ chức và hoạt động bán đấu giá tài sản trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền.

– Quản lý nhà nước về công tác giám định tư pháp, trọng tài thương mại theo quy định của pháp luật.

– Giúp UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp tỉnh trong công tác thi hành án dân sự ở địa phương theo quy định của pháp luật;

– Tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng tổ chức pháp chế trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và doanh nghiệp nhà nước; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ đối với công tác pháp chế ngành, doanh nghiệp;

– Các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TƯ PHÁP TỈNH THANH HÓA

Bản quyền sử dụng: Sở Tư pháp Thanh Hóa

Địa chỉ: 34 Đại lộ Lê Lợi, Thành phố Thanh Hoá

ĐT: 02373.852.763; Fax: 02373.751.584

Chịu trách nhiệm: Ông Bùi Đình Sơn – Giám đốc Sở Tư Pháp

Website được thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Thanh Hóa