Sở Thông tin và truyền thông Thanh Hóa

Triển khai Luật Đấu giá tài sản, Luật tín ngưỡng tôn giáo và Luật tiếp cận thông tin

Triển khai Luật Đấu giá tài sản, Luật tín ngưỡng tôn giáo và Luật tiếp cận thông tin Sáng 26-6, UBND tỉnh tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai Luật Đấu giá tài sản,...

Triển khai Luật Đấu giá tài sản, Luật tín ngưỡng tôn giáo và Luật tiếp cận thông tin

Sáng 26-6, UBND tỉnh tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai Luật Đấu giá tài sản, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Luật Tiếp cận thông tin. Đồng chí Lê Thị Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh dự và chủ trì Hội nghị. Tham dự hội nghị có gần 500 đại biểu, gồm: Đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Uỷ viên Hội đồng PHPBGDPL, báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; đại diện Lãnh đạo huyện, thị, thành ủy; đại diện Lãnh đạo HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ, Trưởng các ban của HĐND, các phòng, ban chuyên môn có liên quan ở cấp huyện.

 

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Lê Thị Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh nhấn mạnh: Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Luật Đấu giá tài sản và Luật Tiếp cận thông tin có nhiều quy định mới quan trọng trong giai đoạn phát triển hiện nay. Vì vậy, trên cơ sở nội dung Luật được tiếp thu tại hội nghị, tình hình thực tiễn đơn vị, địa phương, các ngành, các cấp cần xây dựng kế hoạch, có biện pháp cụ thể để quán triệt, phổ biến kịp thời các văn bản luật trên đến cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân.

Tiếp đó, các đại biểu đã được các đồng chí Báo cáo viên Trung ương, phổ biến Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Luật Đấu giá tài sản và Luật Tiếp cận thông tin với nhiều điểm mới quan trọng. Cụ thể như: Luật đấugiá tàisản được Quốc hội thông quangày 17/11/2016 đã quy định rõ ràng hơn hình thức đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp, bỏ phiếu gián tiếp; bổ sung hình thức đấu giá trực tuyến, qua đó góp phần hạn chế tình trạng thông đồng, làm sai lệch kết quả đấu giá; bổ sung phương thức đặt giá xuống để phù hợp với thực tiễn hoạt động đấu giá tài sản tại Việt Nam trước bối cảnh hội nhập quốc tế; quy định người có tài sản đấu giá có quyền giám sát quá trình tổ chức việc đấu giá, yêu cầu dừng việc tổ chức đấu giá nếu có hành vi vi phạm trình tự, thủ tục đấu giá hoặc có hành vi thông đồng, móc nối để dìm giá.Vềtổ chức đấu giá tài sản, Luật quy địnhtổchức đấugiá tàisảnbaogồmdoanhnghiệpvà Trungtâmdịchvụ đấugiá tàisản. Tuynhiên, khácvớiquy địnhcủaNghị địnhsố 17, Luậtquy địnhdoanhnghiệp đấugiá tàisảnchỉ đượcthànhlậpdướihìnhthứcdoanhnghiệptư nhân, côngtyhợpdanhvà thựchiện đăngký hoạt độngtạiSởTư pháp.Bên cạnh đó, Luật đấu giá tài sản cũng quy định cụ thể hơn về đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu; thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản; vấn đề về chuyển đổi mô hình hoạt động Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản; quản lý nhà nước về đấu giá tài sản.
LuậtTínngưỡngtôngiáocó nhiềunộidungmớiquantrọng, như: Luật đã mở rộng chủ thể thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo Hiến pháp năm 2013 với quy định:“Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào”. Luật cũng bổ sung 01 chương về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo với 04 điều quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; quyền của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Để phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, Luật đã dành 01 mục với 07 điều quy định về hoạt động tôn giáo có yếu tố nước ngoài, trong đó điểm mới tiến bộ đó là việc tạo điều kiện cho nhóm người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có nhu cầu sinh hoạt tôn giáo tập trung có thể thuê, mượn địa điểm để sinh hoạt tôn giáo; người nước ngoài có thể được tổ chức tôn giáo ở Việt Nam phong phẩm hoặc suy cử phẩm vị; tổ chức tôn giáo ở Việt Nam có quyền gia nhập, chấm dứt tham gia tổ chức tôn giáo nước ngoài. Bên cạnh đó Luật còn nhiều các quy định mới khác, như quy định: Tổ chức tôn giáo là pháp nhân phi thương mại kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. Quy định cụ thể về một số nội dung hoạt động tôn giáo chỉ cần thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền; quy định về đăng ký hoạt động tín ngưỡng, thông báo danh mục hoạt động tôn giáo, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo.
Luật Tiếp cận thông tin được Quốc hội thông qua ngày 6/4/2016, gồm 5 chương, 37 điều với nhiều nội dung quan trọng như: Luật quy định chủ thể thực hiện quyền tiếp cận thông tin là công dân được tiếp cận thông tin bằng hai cách thức: Tự do tiếp cận thông tin do cơ quan nhà nước công khai và yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin. Đồng thời, Luật quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân, theo đó, các cơ quan có trách nhiệm cung cấp các thông tin do mình tạo ra. Riêng đối với các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện khó khăn, để tạo thuận lợi cho công dân trong việc yêu cầu cung cấp thông tin, Luật giao thêm trách nhiệm cho Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc cung cấp các thông tin do mình nhận được từ cơ quan khác.
Cùng với quy định làm rõ trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân, Luật đã quy định cụ thể về phạm vi thông tin được tiếp cận, gồm: cácthông tin công dân được tiếp cận, thông tin công dân không được tiếp cận và thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện; những thông tin cụ thể bắt buộc phải đăng tải trên trang thông tin, cổng thông tin điện tử để người dân có thể tiếp cận. Luật cũng quy định cụ thể về các loại thông tin được cung cấp theo yêu cầu của công dân; trình tự, thủ tục cung cấp thông tin theo yêu cầu; biện pháp bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân.

Cao Phương

Các tin liên quan
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TƯ PHÁP TỈNH THANH HÓA

Bản quyền sử dụng: Sở Tư pháp Thanh Hóa

Địa chỉ: 34 Đại lộ Lê Lợi, Thành phố Thanh Hoá

ĐT: 02373.852.763; Fax: 02373.751.584

Chịu trách nhiệm: Ông Bùi Đình Sơn – Giám đốc Sở Tư Pháp

Website được thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Thanh Hóa