Sở Thông tin và truyền thông Thanh Hóa

Những chuyển biến tích cực trong hoạt động chuyển đổi số của Sở Tư pháp Thanh Hoá

Chuyển đổi số là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước trước yêu cầu và sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Thực hiện chỉ đạo của Trung ương và Tỉnh ủy, UBND tỉnh, trong thời gian qua, Sở Tư pháp đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai thực hiện chuyển đổi số trong toàn ngành. Đến nay, công tác chuyển đổi số của Sở Tư pháp đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Xác định tầm quan trọng của chuyển đổi số

Sở Tư pháp thường xuyên quán triệt, tuyên truyền đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi số; nhằm nâng cao nhận thức của công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân và doanh nghiệp cách thức thực hiện dịch vụ công trực tuyến, nộp hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) trực tuyến, tra cứu tiến độ giải quyết các TTHC trên môi trường điện tử qua Cổng dịch vụ công của tỉnh và Cổng dịch vụ công quốc gia; qua đó đã giúp người dân tiếp cận dịch vụ được nhanh nhất, tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại. Do thực hiện trên môi trường internet nên người dân có thể thực hiện bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào trong ngày và việc nộp hồ sơ trực tuyến giúp tăng tính công khai, minh bạch về TTHC; giúp giảm nhiều giấy tờ và giảm các chi phí khác trong thực hiện TTHC.

Kết quả đạt được trên một số lĩnh vực cụ thể

- Về triển khai các phần mềm, ứng dụng số: Sở Tư pháp tiếp tục triển khai có hiệu quả các phần mềm, ứng dụng số trong quản lý hoạt động chuyên môn như: cơ sở dữ liệu về hộ tịch, công chứng, lý lịch tư pháp, trợ giúp pháp lý, hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật, phần mềm đấu giá trực tuyến, phần mềm kế toán, báo cáo thống kê, hệ thống văn bản điều hành, phần mềm dịch vụ công, phần mềm theo dõi nhiệm vụ UBND tỉnh giao, báo cáo công tác TTHC .v.v.

- Chuyển đổi số trong giải quyết thủ tục hành chính: Sở Tư pháp luôn xác định được tầm quan trọng chuyển đổi số trong thực hiện TTHC, có vai trò quan trọng và mang lại nhiều lợi ích cho các tổ chức và cá nhân. Thông qua chuyển đổi số, giúp tăng tốc độ xử lý thông tin và giảm thiểu thời gian thực hiện TTHC; việc xử lý thông tin trên hệ thống điện tử cũng giúp giảm chi phí cho cơ quan nhà nước và công dân so với việc thực hiện thủ tục thủ công. Sở đã đã chỉ đạo quyết liệt nhiệm vụ chuyển đổi số của ngành Tư pháp trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo đẩy mạnh số hóa  hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC, trong đó gắn việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết THHC với quá trình thực thi nhiệm vụ, trong việc tiếp nhận, giải quyết TTHC.

Hiện nay toàn bộ các TTHC thuộc lĩnh vực quản lý của Sở Tư pháp đã được đưa lên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công tỉnh và Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp. Sở đã đẩy mạnh tái cấu trúc quy trình, giải quyết TTHC trên môi trường điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến một phần và trực tuyến toàn trình, đơn giản hóa TTHC, giúp việc thực hiện TTHC của người dân, doanh nghiệp được thuận lợi. Năm 2023, Sở Tư pháp đã tiếp nhận và giải quyết 46.311 TTHC, trong đó trên 95% hồ sơ TTHC được tiếp nhận và giải quyết trực tuyến; tỷ lệ hồ sơ TTHC giải quyết đúng hạn và trước hạn đạt 100%; không có hồ sơ quá hạn.

- Chuyển đổi số trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch: Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng cường cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý hộ tịch; tổ chức thực hiện có hiệu quả các  nhiệm vụ được giao tại các Đề án trong lĩnh vực hộ tịch như: Phần mềm cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06/CP); Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến .v.v. Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 168/KH-UBND ngày 20/6/2023 về thực hiện nhập dữ liệu hộ tịch trên nền cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; đến nay, các địa phương đã thực hiện nhập dữ liệu hộ tịch trên nền Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư 04 loại đăng ký hộ tịch gồm: khai sinh, kết hôn, khai tử và nuôi con nuôi với 2.343.764 hồ sơ và mục tiêu hoàn thành 100% số liệu phải nhập trước ngày 31/12/2023. Sở Tư pháp đã tạo 1.500 tài khoản cho lãnh đạo UBND, công chức tư pháp hộ tịch và văn thư cho 559 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh để triển khai thực hiện TTHC liên thông đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ Bảo hiểm y tế và đăng ký khai tử, xoá đăng ký thường trú, hỗ trợ chi phí mai táng, trợ cấp mai táng.

- Chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), Sở Tư pháp đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng Trang thông tin điện tử về PBGDPL, với nhiều nội dung phong phú như: Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác PBGDPL; Văn bản, chính sách pháp luật mới; Tài liệu PBGDPL; Hoạt động PBGDPL ở cơ sở… Các chuyên mục này được cập nhật hàng ngày, đảm bảo tính thời sự, đồng thời bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh, của ngành và nhu cầu tìm hiểu pháp luật của Nhân dân. Trang thông tin PBGDPL của tỉnh  được liên kết với Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp, Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật. Trung bình mỗi năm Cổng thông tin điện tử của Sở đăng tải hơn 500 tin, bài, văn bản, tài liệu PBGDPL,  trở thành kênh tuyên truyền pháp luật được các cơ quan, đơn vị và Nhân dân theo dõi, sử dụng, khai thác khi có nhu cầu tìm hiểu về pháp luật. Trang thông tin PBGDPL của các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên được cập nhật các tin, bài viết phản ánh các hoạt động PBGDPL cũng như các quy định của pháp luật mới được ban hành.

- Chuyển đổi số trong lĩnh vực công chứng: Phần mềm cơ sở dữ liệu công chứng đã được cài đặt tại Sở Tư pháp và 54 tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh. Qua đó đã xây dựng khối cơ sở dữ liệu về thông tin ngăn chặn, hợp đồng giao dịch công chứng trên địa bàn tỉnh và đã được quản lý tập trung tại Sở Tư pháp. Từ đó các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tra cứu, xác minh thông tin, giúp giảm thiểu rủi ro, góp phần đảm an toàn pháp lý cho hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh. Phần mềm cũng là công cụ hỗ trợ đắc lực cho Sở Tư pháp, các tổ chức hành nghề công chứng trong công tác báo cáo, thống kê và các thông tin liên quan đến hoạt động công chứng; góp phần đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng thực hiện công việc và giảm bớt thời gian thực hiện giao dịch công chứng của người dân. Cung cấp kịp thời cho các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh về tình trạng, hiện trạng bất động sản bị ngăn chặn, phong toả, tranh chấp hoặc hợp đồng, giao dịch đã thực hiện xong nhưng chưa đăng ký quyền sở hữu, hạn chế thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân liên quan.  Cung cấp cho cơ quan Thuế thông tin về số lượng các hợp đồng, giao dịch về bất động sản để quản lý và theo dõi việc nộp thuế, lệ phí của các tổ chức hành nghề công chứng và các hợp đồng giao dịch bất động sản. Hiện nay, tổng số giao dịch công chứng đã được cập nhật vào cơ sở dữ liệu công chứng là 711.033 dữ liệu; tổng số thông tin tài sản đã và đang được ngăn chặn trên cơ sở dữ liệu công chứng là 2.040 dữ liệu.

Bên cạnh đó, năm 2023, Sở Tư pháp tiếp tục số hoá, cập nhật, quản lý và khai thác hiệu quả các cơ sở dữ liệu chuyên ngành như: Đã cập nhật vào cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp 20.538 hồ sơ, thông tin Lý lịch tư pháp; cập nhật đầy đủ, kịp thời 45 văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành lên Trang thông tin cơ sở dữ liệu Quốc gia về pháp luật; thường xuyên cập nhật kết quả rà soát đội ngũ đấu giá viên, trợ giúp viên pháp lý lên phần mềm chuyên ngành để phục vụ hoạt động quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả.

Trong thời gian tới, Sở Tư pháp sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan gắn với công tác cải cách hành chính; tiếp tục triển khai hiệu quả các nhiệm vụ xây dưng cơ sở dữ liệu chuyên ngành, nhiệm vụ chuyển đổi số của ngành Tư pháp; đầu tư, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, sử dụng có hiệu quả các phần mềm ứng dụng chuyên ngành nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý, điều hành để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chuyển đổi số của Sở Tư pháp; góp phần tích cực trong thực hiện mực tiêu xây dựng, phát triển Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa./.

Các tin liên quan
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TƯ PHÁP TỈNH THANH HÓA

Bản quyền sử dụng: Sở Tư pháp Thanh Hóa

Địa chỉ: 34 Đại lộ Lê Lợi, Thành phố Thanh Hoá

ĐT: 02373.852.763; Fax: 02373.751.584

Chịu trách nhiệm: Ông Bùi Đình Sơn – Giám đốc Sở Tư Pháp

Website được thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Thanh Hóa