Sở Thông tin và truyền thông Thanh Hóa

Chuyên mục hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp xin giới thiệu Nghị định số 100/2012/NĐ-CP ngày 21/11/2012, Nghị định số 103/2012/NĐ-CP ngày 04/12/2012 của Chính phủ.

Chuyên mục hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp xin giới thiệu Nghị định số 100/2012/NĐ-CP ngày 21/11/2012, Nghị định số 103/2012/NĐ-CP ngày 04/12/2012 của Chính phủ. Chuyên mục hỗ trợ...

Chuyên mục hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp xin giới thiệu Nghị định số 100/2012/NĐ-CP ngày 21/11/2012, Nghị định số 103/2012/NĐ-CP ngày 04/12/2012 của Chính phủ.
Chuyên mục hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp xin giới thiệu Nghị định số 100/2012/NĐ-CP ngày 21/11/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp; Nghị định số 103/2012/NĐ-CP ngày 04/12/2012 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động

1. Nghị định số 100/2012/NĐ-CP ngày 21/11/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp;

Theo đó, Khoản 3 Điều 2 được bổ sung như sau: Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, không hưởng tiền lương, tiền công tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội; người lao động tạm hoãn thực hiện giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật thì thời hạn này người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Đồng thời, Nghị định sửa đổi, bổ sung trách nhiệm của người sử dụng lao động về bảo hiểm thất nghiệp theo Điều 18 Luật bảo hiểm xã hội như sau: Xác định đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thực hiện thủ tục, trình tự tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định; thông báo với cơ quan lao động khi có biến động lao động làm việc tại đơn vị, đối với các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Công an và Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện; đóng bảo hiểm thất nghiệp đúng, đủ, kịp thời theo quy định của pháp luật; bảo quản hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động và của người sử dụng lao động trong thời gian người lao động làm việc tại đơn vị; xuất trình các tài liệu, hồ sơ và cung cấp thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có kiểm tra, thanh tra về bảo hiểm thất nghiệp; cung cấp cho người lao động về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động đó trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động yêu cầu; cung cấp các văn bản khác để hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Ngoài ra, Nghị định sửa đổi, bổ sung Điều 15 – điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 81 Luật bảo hiểm xã hội như sau: Người thất nghiệp là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc châm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện: Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc; đã đăng ký thất nghiệp với cơ quan lao động khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc; chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày đăng ký với cơ quan lao động.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày đăng ký thất nghiệp, người lao động phải trực tiếp nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho cơ quan lao động nơi người lao động đăng ký thất nghiệp hoặc cơ quan lao động nơi chuyển đến để hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 15/01/2013.

2. Nghị định số 103/2012/NĐ-CP ngày 04/12/2012 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động

Ngày 04/12/2012, Chính phủ ban hành Nghị định số 103/2012/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/1/2013. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này được áp dụng từ ngày 01/01/2013. Nghị định này thay thế Nghị định;số 70/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 của Chính phủ.

Đối tượng áp dụng của Nghị định bao gồm: Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam); hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).

Mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp được quy định như sau:

– Mức 2.350.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

– Mức 2.100.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

– Mức 1.800.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

– Mức 1.650.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn thuộc vùng IV.

Nghị định cũng nêu rõ, mức lương tối thiểu vùng quy định như trên là cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận tiền lương bảo đảm:

– Mức tiền lương tính theo tháng trả cho người lao động chưa qua đào tạo làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

– Mức tiền lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

Đối với doanh nghiệp đã xây dựng và ban hành thang lương, bảng lương thì căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng để điều chỉnh các mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, các mức lương trong hợp đồng lao động cho phù hợp với các thỏa thuận và quy định của pháp luật lao động.

Đối với doanh nghiệp chưa xây dựng thang lương, bảng lương thì căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng để tính các mức lương khi xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, tính các mức lương ghi trong hợp đồng lao động và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.

Nghị định cũng khuyến khích các doanh nghiệp trả lương cho người lao động cao hơn mức lương tối thiểu vùng quy định.

Các tin liên quan
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TƯ PHÁP TỈNH THANH HÓA

Bản quyền sử dụng: Sở Tư pháp Thanh Hóa

Địa chỉ: 34 Đại lộ Lê Lợi, Thành phố Thanh Hoá

ĐT: 02373.852.763; Fax: 02373.751.584

Chịu trách nhiệm: Ông Bùi Đình Sơn – Giám đốc Sở Tư Pháp

Website được thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Thanh Hóa