Sở Thông tin và truyền thông Thanh Hóa

Phân cấp thẩm quyền đăng ký hộ tịch theo Nghị định 158/2005/NĐ-CP

Phân cấp thẩm quyền đăng ký hộ tịch theo Nghị định 158/2005/NĐ-CP

Phân cấp thẩm quyền đăng ký hộ tịch theo Nghị định 158/2005/NĐ-CP Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch đã phân cấp rõ một số lĩnh vực trong việc đăng ký và quản lý hộ tịch cho UBND cấp tỉnh, Sở Tư pháp, UBND cấp huyện và UBND cấp xã. Theo đó Sở Tư pháp sẽ trực tiếp thực hiện đăng ký hộ tịch những trường hợp có yếu tố nước ngoài như: khai sinh, khai tử, giám hộ; đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi; Công nhận kết hôn, nuôi con nuôi, nhận cha mẹ con đã đăng ký trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài; cấp bản sao các giấy tờ hộ tịch ; cấp lại bản chính Giấy khai sinh.   Bên cạnh đó, Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10/07/2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài đã quy định việc đăng ký kết hôn, nhận cha mẹ con, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh. Nghị định 158/2005/NĐ-CP cũng đã phân định rõ thẩm quyền đăng ký hộ tịch của UBND cấp huyện trong việc: Thay đổi họ, tên, chữ đệm; cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên; Xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính; Bổ sung hộ tịch; Điều chỉnh hộ tịch; Cấp bản sao các giấy tờ hộ tịch; Cấp lại bản chính Giấy khai sinh...; Thẩm quyền đăng ký hộ tịch của UBND cấp xã: Đăng ký khai sịnh, khai tử ( đúng hạn, quá hạn, đăng ký lại); kết hôn, nuôi con nuôi ( đăng ký đúng hạn và đăng ký lại) ; giám hộ, nhận cha mẹ con; Thay đổi họ, tên, chữ đệm; cải chính hộ tịch; cho người dưới 14 tuổi; Bổ sung hộ tịch; Điều chỉnh hộ tịch; Cấp bản sao các giấy tờ hộ tịch; Cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.... Việc phân cấp thẩm quyền đăng ký hộ tịch cho từng cấp, từng cơ quan đã góp phần không nhỏ vào tiến trình cải cách hành chính, tạo mọi điều kiện cho công dân thực hiện nhanh chóng, có hiệu quả những yêu cầu về hộ tịch phục vụ cho các giao dịch trong đời sống xã hội. Đồng thời đây cũng là một mục tiêu nhằm hướng công tác tư pháp về cơ sở, quản lý có hiệu quả các hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch ở từng địa phương, giáo dục cho mọi người ý thức tuân thủ và thực hiện pháp luật về hộ tịch nhằm bảo đảm quyền lợi cho công dân. Việc phân cấp cụ thể từng lĩnh vực giúp nâng cao trách nhiệm giải quyết công việc đến từng cán bộ , từng cơ quan, từng cấp. Cụ thể hóa về thẩm quyền, lĩnh vực hoạt động đến từng cơ quan giải quyết. Những công việc có tính chất phức tạp được phân cấp cho cấp trên, những công việc đơn giản, gần gũi với đời sống nhân dân và có tính chất đại trà quần chúng thì được giao cho cấp dưới. Cụ thể như việc đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài được thực hiện tại Sở Tư pháp; đăng ký hộ tịch của công dân ở trong nước được thực hiện tại UBND cấp xã. Một số lĩnh vực đòi hỏi cần phải có chuyên môn cao hơn như việc xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính; thay đổi họ, tên, chữ đệm; cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên được giao cho UBND cấp huyện thực hiện. Việc phân cấp cũng đã tránh sự chồng chéo trong việc giải quyết công việc giữa cấp tỉnh và cấp huyện cũng như cấp xã. Tuy nhiên hiện nay việc phân cấp đó vẫn còn chưa phát huy hiệu quả. Một số thủ tục còn chưa được giải quyết triệt để như việc đăng ký lại việc khai sinh ở cấp xã khi các giấy tờ không có sự thống nhất họ tên, ngày tháng năm sinh, dân tộc, quốc tịch, quê quán.... Do trình độ của cán bộ tư pháp xã còn hạn chế nên việc thực hiện hầu như chưa bảo đảm đầy đủ về hồ sơ ( thừa, thiếu các giấy tờ), đăng ký tràn lan không có cơ sở, việc xác minh ở cấp xã còn hạn chế, cán bộ xã không có điều kiện và hạn chế thẩm quyền đến các cơ quan có liên quan để xác minh nên chất lượng của việc đăng ký lại khai sinh còn thấp. Bên cạnh đó có thủ tục đang còn phân định nhiều thẩm quyền trong việc giải quyết hồ sơ như thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài theo Nghị định 68/2002/NĐ-CP : UBND xã cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân; Sở Tư pháp nhận hồ sơ, UBND tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn.... Để thuận tiện hơn trong công tác đăng ký hộ tịch, cần quy định lại thẩm quyền đăng ký hộ tịch ở một số lĩnh vực như: Lĩnh vực đăng ký lại khai sinh: Giấy khai sinh là Giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân việc đăng ký các dữ liệu hộ tịch trong Giấy khai sinh phải chính xác. Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định thẩm quyền đăng ký lại khai sinh của UBND xã nên chuyển cho UBND huyện vì đây là một thủ tục khó, cần có sự phối hợp của các ngành, các cấp trong việc giải quyết hồ sơ, xác định đúng nội dung đăng ký khai sinh.để bảo đảm việc đăng ký đúng, có hiệu quả, tránh việc đăng ký để hợp lý hóa hồ sơ cho công dân; Việc cấp lại bản chính Giấy khai sinh nên quy định thẩm quyền từ UBND huyện cho UBND cấp xã; Việc đăng ký kết hôn; nhận trẻ em Việt nam làm con nuôi; nhận cha mẹ con có yếu tố nước ngoài ( Theo quy định của Nghị định 68/2002/NĐ-CP) nên quy định thẩm quyền từ UBND tỉnh về cho Sở Tư pháp để giảm bớt thủ tục hành chính. Một số lĩnh vực của tỉnh có yếu tố nước ngoài như: khai sinh, khai tử, giám hộ, việc thực hiện đơn giản nên chuyển về cấp xã nhằm quản lý chung và thống nhất về khai sinh, khai tử, giám hộ. Lê Nguyệt
Các tin liên quan
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TƯ PHÁP TỈNH THANH HÓA

Bản quyền sử dụng: Sở Tư pháp Thanh Hóa

Địa chỉ: 34 Đại lộ Lê Lợi, Thành phố Thanh Hoá

ĐT: 02373.852.763; Fax: 02373.751.584

Chịu trách nhiệm: Ông Bùi Đình Sơn – Giám đốc Sở Tư Pháp

Website được thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Thanh Hóa